Các nhà kinh doanh kỹ thuật dùng thông tin giao dịch (như giá trước đó và khối lượng giao dịch) cùng với các chỉ báo toán học để quyết định. Thông tin này thường được hiển thị trên một biểu đồ được cập nhật trong thời gian thực và được diễn giải để xác định khi nào là thời điểm mua và khi nào bán một công cụ nhất định.
Lý thuyết Dow
Ý tưởng của Charles Dow, tổng biên tập đầu tiên của Tạp chí Wall Street, đã tạo thành cơ sở của phân tích kỹ thuật hiện đại. Những ý tưởng đó dựa trên ba nền tảng chính:
- Giá là một sự phản ánh tổng thể tất cả các động lực thị trường. Ở bất kì thời điểm nào, tất cả động lực và thông tin thị trường được phản ánh qua giá.
- Giá vận động theo những xu hướng có thể xác định và được biến thành những cơ hội lợi nhuận.
- Sự vận động của giá thường lặp đi lặp lại.
- Ưu thế của Phân tích Kỹ thuậtNó đòi hỏi ít dữ liệu hơn nhiều so với phân tích cơ bản . Từ giá và khối lượng giao dịch, một nhà kinh doanh kỹ thuật có thể lấy được thông tin anh ta cần.Vì nó tập trung vào việc xác định sự đảo chiều của xu hướng, câu hỏi về thời điểm để bắt đầu một giao dịch sẽ dễ trả lời hơn khi có phân tích kỹ thuật.
- Yếu điểm của Phân tích Kỹ thuậtPhân tích Kỹ thuật có thể là một lời tiên tri tự nó sẽ hoàn tất. Khi nhiều nhà đầu tư sử dụng các công cụ giống nhau và đi theo các khái niệm giống nhau, dịch chuyển cung cầu với nhau, điều này có thể dẫn đến giá vận động theo hướng đã tiên đoán.
Phân tích Kỹ thuật và/hoặc Cơ bản
Phân tích Kỹ thuật là một trong những công cụ quan trọng nhất để dự báo hoạt động của thị trường tài chính. Nó đã chứng tỏ nó là một công cụ hiệu quả dành cho nhà đầu tư và thường được các thành phần tham gia thị trường chấp nhận hơn. Khi được dùng với phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật có thể cho sự định giá hoàn chỉnh hơn, và tạo sự khác biệt khi thực hiện các giao dịch có khả năng sinh lợi.
CÁC CHỈ BÁO KỸ THUẬT
Xu hướng là khái niệm quan trọng nhất trong phân tích kỹ thuật. Một xu hướng cho thấy hướng chung của sự vận động thị trường. Việc xác định xu hướng là quan trọng để bạn có thể kinh doanh cùng với chúng hơn là đi ngược lại chúng.
Các loại Xu hướng
Một xu hướng có thể:
- Đi lên - đây gọi là một cuộc chạy đua ; một thị trường có xu hướng đi lên
- Đi xuống - đây gọi là một xu hướng giá xuống ; thị trường có xu hướng đi xuống
- Đi theo hướng ngang/Nằm ngang - đây gọi là "thị trường phẳng" hoặc "không có xu hướng" ; thị trường này không đi theo hướng nào.
Độ dài của xu hướng
Một xu hướng ở bất cứ hướng nào đều có thể được phân loại theo độ dài của nó
- Xu hướng ngắn hạn ; nó thường kéo dài không quá ba tuần
- Xu hướng trung hạn ; nó thường kéo dài khoảng từ 3 tuần đến nhiều tháng
- Xu hướng dài hạn hoặc Xu hướng chính ; nó thường được cho là kéo dài trong một năm hoặc dài hơn. Nó được tạo thành từ nhiều xu hướng trung hạn thường di chuyển ngược Xu hướng chính
Đường xu hướng
Một đường xu hướng là một kỹ thuật vẽ biểu đồ đơn giản gồm việc nối các mức cao quan trọng (các đỉnh) hoặc các mức thấp quan trọng (thấp) để thể hiện xu hướng trong thị trường. Các đường này được dùng để chỉ rõ xu hướng và cũng giúp xác định các đảo chiều của xu hướng.
Một đường xu hướng có thể được phân loại như sau:
- Đường xu hướng tăng
- Đường xu hướng giảm
- Đường xu hướng nằm ngang
Ví dụ:
Trong biểu đồ bên dưới, bạn có thể thấy minh họa của một xu hướng tăng giá dài hạn trong cặp tiền tệ EURUSD, đi cùng với một đường xu hướng tăng.
Các kênh
Một kênh giá là sự cộng hai đường xu hướng song song hoạt động như các vùng hỗ trợ và đối kháng mạnh. Một đường nối một dãy các mức giá cao trong khi đường còn lại nối một dãy các mức giá thấp. Một kênh có thể đi lên, đi xuống hoặc nằm ngang. Nhà đầu tư dự kiến một cổ phiếu hoặc tiền tệ cụ thể giao dịch giữa hai đường hỗ trợ và đối kháng cho đến khi nó phá vỡ một trong hai đường đó. Họ dùng các đường kênh để chỉ ra thời điểm đặt "lệnh chốt lời" và "lệnh cắt lỗ".
Bạn có thể thấy trong biểu đồ bên dưới một kênh giá tăng của chỉ số S&P 500.
BIỂU ĐỒ
Một biểu đồ giá là một trình tự giá được biễu diễn theo một khung thời gian nhất định. Trên biểu đồ, trục thẳng đứng đại diện cho thang giá trong khi trục ngang đại diện cho thời gian.
Các đặc tính của biểu đồ
Khi nhìn vào một biểu đồ, có nhiều yếu tố mà bạn nên lưu ý vì chúng ảnh hưởng đến thông tin được cung cấp. Các yếu tố này bao gồm khung thời gian và thang giá được sử dụng.
- Khung thời gianMỗi cột, hình nến hoặc chấm trong biểu đồ chứa thông tin về khoảng thời gian tạm dừng (interval) đã được xác định. Độ dài của khoảng thời gian tạm dừng này chính là khoảng dừng của biểu đồ.Việc quyết định chọn khoảng dừng biểu đồ nào để sử dụng tùy thuộc vào kiểu kinh doanh và lĩnh vực đầu tư của bạn. Những người mua bán trong ngày (day trader) có thể dùng các khoảng dừng của biểu đồ ngắn 1 phút, trong khi đó các swinger (những nhà kinh doanh giữ món hàng đầu tư của mình từ nhiều ngày cho đến vài tuần lễ) thường dùng nhiều khoảng dừng dao động từ nhiều giờ cho đến một ngày.
- Thang giáCó hai phương pháp thể hiện thang giá dọc theo trục y: phương pháp số học vào phương pháp logarit.Trên một thang giá số học, mỗi điểm giá được tách biệt bởi cùng một khoảng cách theo chiều thẳng đứng cho dù giá có đang ở mức nào đi nữa. Mỗi đơn vị đo là giống nhau trong toàn bộ thang giá. Nếu một cổ phiếu tăng từ 10 lên 100 trong thời gian 6 tháng, sự dịch chuyển từ 10 đến 20 (+100% dao động) sẽ theo khoảng cách giống khoảng dịch chuyển từ 90 lên100 (+11% dao động). Ngay cả khi sự vận động này là giống nhau về số hạng tuyệt đối, nó lại không giống nhau về phần trăm.Trên một thang giá logarit, mỗi điểm giá được tách biệt bởi một khoảng cách theo chiều thẳng đứng bằng nhau về phần trăm. Việc tăng từ10 lên 20 sẽ đại diện cho một sự gia tăng 100%. Việc tăng từ 20 lên 40 cũng sẽ là 100%, cũng giống như khi giá tăng từ 40 lên 80. Cả ba sự tăng giá này đều có cùng khoảng cách theo chiều thẳng đứng giống nhau theo một thang logarit.
Các loại biểu đồ
Có ba loại biểu đồ chính được các nhà kinh doanh sử dụng tùy thuộc vào thông tin họ đang tìm kiếm và cấp độ kĩ năng của mỗi người. Các loại biểu đồ là: biểu đồ tuyến, biểu đồ dạng cột và biểu đồ hình nến.
- Biểu đồ tuyếnDIỄN GIẢI: Biểu đồ tuyến là loại biểu đồ cơ bản nhất. Đường thể hiện trong biểu đồ kết nối nhiều giá riêng lẻ lại trong một khoảng thời gian đã chọn. Loại biểu đồ tuyến phổ biến nhất là biểu đồ thường nhật. Mặc dù bất kì điểm nào trong ngày đều có thể được biểu diễn trên biểu đồ, hầu hết các nhà kinh doanh tập trung vào giá lúc đóng cửa (closing price), giá mà họ xem là quan trọng nhất. Tuy nhiên điều này lại cho thấy ngay một vấn đề; sử dụng biểu đồ tuyến thường nhật thì không thể thấy được hoạt động của giá xảy ra vào thời gian còn lại trong ngày.LỢI ÍCH: Một biểu đồ tuyến cho người kinh doanh một ý tưởng khá tốt về vị trí mà giá của một tài sản di chuyển theo một khung thời gian bất kì.
- Biểu đồ cộtDIỄN GIẢI: Mỗi cột thẳng đứng đại diện cho một khoản thời gian của hoạt động giá từ chu kỳ đã chọn, có thể ngắn chỉ 1 phút đối với các biểu đồ trong ngày, hoặc dài khoảng nhiều năm đối với các biểu đồ lịch sử. Trên biểu đồ thường nhật, cột thẳng đứng đại diện cho giao dịch của một ngày và ở đó:+ đỉnh của cột đại diện cho giá cao của thị trường+ đáy cột đại diện cho giá thấp+ dấu thập bên trái trên cột đại diện cho giá khi mở cửa+ dấu thập bên phải trên cột đại diện cho giá khi đóng cửaLỢI ÍCH: Nhờ có thông tin về giá khi mở cửa, giá cao, thấp và giá khi đóng cửa, biểu đồ cột cho phép phân tích chi tiết hơn các biểu đồ tuyến tiêu chuẩn.
- Biểu đồ hình nếnDIỄN GIẢI: Biểu đồ hình nến liên quan mật thiết đến biểu đồ cột, vì nó cũng đại diện cho bốn giá chính: cao, thấp, mở cửa, đóng cửa. Mỗi hình nến đại diện cho khoảng thời gian mà bạn chọn. Các khoảng thời gian sau đây được các phần mềm biểu đồ khác nhau cung cấp: 1 phút, 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 8 giờ, mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng.Đối với một biểu đồ thường nhật (mỗi ngày), mỗi hình nến đại diện cho vùng giao dịch của một ngày và được thể hiện là "mở" hoặc "đóng":+ Một hình nến mở đại diện cho một giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa và có màu xanh dương.+ Một hình nến đóng đại diện cho một giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa và có màu đỏ.Mỗi hình nến gồm hai thành phần, phần thân và phần bóng:+ Phần thân là phần dày của hình nến đại diện cho giá mở cửa và đóng cửa+ Đường mỏng phía trên và phía dưới thân là bóng đại diện cho các điểm cực (extreme) của giá trong chu kỳ. Bóng phía trên (bên trên thân) đo giá cao của chu kỳ và bóng phía dưới (bên dưới thân) đo giá thấp của chu kỳ.LỢI ÍCH: Biểu đồ hình nến là biểu đồ phổ biến nhất được sử dụng để phân tích kỹ thuật. Nhiều chiến lược kinh doanh đã lấy cơ sở là các dạng mô hình trong biểu đồ hình nến.HỖ TRỢ ĐỐI KHÁNGHỗ trợ và Đối kháng là những đường minh họa sự giằng co giữa người mua (bull) và người bán (bear).
- Các đường hỗ trợ báo hiệu giá mà phần lớn nhà đầu tư tin rằng sẽ lên cao hơn. Khi giá giảm đến đường hỗ trợ và giá rẻ hơn, người mua sẽ muốn mua hơn và người bán ít muốn bán hơn.
- Các đường đối kháng báo hiệu giá mà phần lớn nhà đầu tư tin rằng sẽ xuống thấp hơn. Khi giá di chuyển đến đường đối kháng và giá cao hơn, người bán sẽ muốn mua hơn và người mua ít muốn bán hơn.
Hãy xem biểu đồ bên dưới thể hiện đường hỗ trợ và đường đối kháng của cặp tiền tệ EUR/JPY.Với điều kiện là giá của chứng khoán di chuyển giữa đường hỗ trợ và đối kháng, xu hướng có thể sẽ tiếp tục. Một sự đột phá ra khỏi đường hỗ trợ hoặc đối kháng có thể là dấu hiệu của:- Một xu hướng tăng tốc
- Một xu hướng đảo chiều
Khi đường đối kháng bị phá vỡ, vai trò của nó bị đảo ngược và nó trở thành đường hỗ trợ. Tương tự, khi một đường hỗ trợ bị phá vỡ, đường này sẽ thành đường đối kháng.Bạn sẽ thấy trong biểu đồ bên dưới thể hiện sự tăng tốc trong xu hướng của cặp tiền tệ AUD/JPY khi một đường đối kháng trở thành đường hỗ trợ.Phân tích đường hỗ trợ và đối kháng được các nhà kinh doanh kỹ thuật dùng để ra các quyết định kinh doanh và xác định thời điểm một xu hướng tăng tốc hay đảo chiều. Lưu ý các đường quan trọng này có thể ảnh hưởng đến cách mà bạn kinh doanh và giúp bạn cải thiện đáng kể hoạt động kinh doanh của mình.MÔ HÌNH GIÁ TIẾP DIỄNMô hình giá tiếp diễn cho thấy có một khoảng dừng trong xu hướng, báo hiệu hướng trước đó sẽ xuất hiện trở lại sau một khoảng thời gian. Chúng ta hãy cùng xem các mô hình sau: các kênh giá, tam giác cân và cờ & cờ hiệu.Các kênh giá
Một kênh giá là một mô hình giá tiếp diễn được kết nối bởi một đường xu hướng và một đường hồi lưu. Một kênh giá có thể đi lên (mô hình tăng dần), xuống (mô hình xuống dần) hoặc không có gì cả (mô hình chữ nhật). Tùy thuộc vào hướng của kênh giá, mỗi đường có thể đóng vai trò hỗ trợ hoặc đối kháng.+ Một kênh giá tăng dần được xem như có khuynh hướng tăng. Các nhà kinh doanh (Trader) sẽ mua khi giá chạm đến vùng hỗ trợ của đường xu hướng và chốt lời khi giá chạm đến vùng đối kháng của đường hồi lưu.+ Kênh giá giảm dần được xem như có khuynh hướng giảm. Các nhà kinh doanh sẽ bán khi giá chạm đến vùng đối kháng của đường xu hướng và chốt lời khi giá chạm vùng hỗ trợ của đường hồi lưu.+ Các mô hình hình chữ nhật thì không thuộc xu hướng mua vào hay bán ra, nhưng chỉ đơn giản cho thấy một sự ngưng lại trong xu hướng cơ sở.Để vẽ một kênh giá thuộc xu hướng tăng, cần có ít nhất hai giá higher-low và hai đường song song higher-high. Trái lại, để vẽ một kênh giá thuộc xu hướng giảm, cần có hai giá lower-high và hai đường song song, hoặc lower-low.Mặc dù các kênh giá thường được gọi là các mô hình giá tiếp diễn, cũng có vài ngoại lệ khi một xu hướng đảo chiều có thể xảy ra. Trong những trường hợp đó, giá thường không chạm được vào đường hồi lưu trước khi rơi vào một trạng thái có thể gọi là dấu hiệu của một sự đảo chiều sắp xảy ra.Các kênh giá cũng có các biểu hiện về định lượng. Một khi hoạt động của giá xuyên qua đường kênh, giá thường di chuyển ở một khoảng cách bằng với ít nhất là độ rộng của kênh.Vì phân tích kỹ thuật cũng chỉ như là một khoa học, nên sẽ có sự linh động. Ngay cả khi những lần tiếp xúc đường xu hướng chính xác là lý tưởng đi chăng nữa, còn tùy thuộc vào mỗi người khi phán đoán sự liên hệ và xác định vị trí của cả đường xu hướng và đường kênh. Với cùng dấu hiệu này, một đường kênh song song hoàn toàn với đường xu hướng chính là lý tưởng.Tam giác cân
Tam giác cân là một mô hình giá tiếp diễn đã phát triển trên thị trường mà dường như không theo hướng nào. Mô hình này chứa ít nhất hai giá lower-high và hai giá higher-low trông như sắp tiếp xúc với nhau. Khi các đường nối những điểm này được nới rộng, chúng giao nhau và tạo thành một tam giác cân.Tam giác cân có cả biểu hiện đo lường và định thời gian. Khi mô hình hoàn tất, giá và lượng giảm trước khi cả hai yếu tố này đều vận động mạnh để vượt ra khỏi đường biên của tam giác. Khi chúng vượt ra, giá có khuynh hướng di chuyển ở một khoảng cách bằng với đáy tam giác hoặc nhiều hơn (xem ví dụ bên dưới). Dưới góc nhìn thời gian, sự phá vỡ tam giác nên xảy ra ở khoảng giữa và hai phần ba dọc theo khoảng cách từ đáy đến đỉnh, nghĩa là chiều cao của tam giác.Sự phá vỡ có thể xảy ra ở cả hai cạnh phía ngoài tam giác. Trong trường hợp tam giác cân theo xu hướng giá tăng, sự phá vỡ xảy ra cùng hướng với xu hướng giá tăng trước đó. Trong trường hợp tam giác cân theo xu hướng giá giảm, sự phá vỡ xảy ra cùng hướng với xu hướng giá giảm trước đó.Ví dụ về tam giác cân theo xu hướng giá tăngCờ và cờ hiệu
Hai mô hình giá tiếp diễn tương tự này thường xuất hiện ở khoảng giữa một lần biến động lớn của giá và chỉ đại diện cho các lần gián đoạn ngắn trong một thị trường luôn biến động. Các mô hình này có thể được xác định và phân biệt bằng hình dáng "cơ thể" của chúng; một hình chữ nhật hơi dốc so với xu hướng đối với trường hợp cờ, và một tam giác đối với trường hợp cờ hiệu.Cờ và cờ hiệu giống nhau về dạng và cách diễn giải. Cả hai đều đánh dấu một sự củng cố nhỏ trong hoạt động của giá mặc dù - để thật sự được xem là mô hình giá tiếp diễn - thì cần có dấu vết của một xu hướng trước đó.Cờ và cờ hiệu thường theo sau một sự tăng hoặc giảm mạnh theo hướng của xu hướng, giúp tạo ra hình "cột cờ" trên biểu đồ. Sự đột phá từ mô hình có thể cho thấy một sự thay đổi nhỏ về giá bằng với độ dài của cột cờ.Ví dụ về một Cờ theo xu hướng giá tăng : Khi có sự đột phá, sự thay đổi nhỏ của giá bằng với kích thước của cột cờ.FIBONACCI VÀ SÓNG ELLIOTTLý thuyết Sóng - Elliott Wave Theory (EWT)
Ralph Nelson Elliott đề cập đến ba khía cạnh quan trọng của sự vận động giá trong lý thuyết của mình: mô hình, tỉ lệ và thời gian. Mô hình chính là các mô hình sóng hoặc hình dạng sóng, trong khi đó tỉ lệ (mối liên hệ giữa các con số, đặc biệt là các dãy số Fibonacci) thì hữu ích đối việc đo sóng. Để sử dụng lý thuyết này trong kinh doanh mỗi ngày, người kinh doanh sẽ xác định dạng sóng chính, hoặc siêu sóng (supercycle), mua vào và sau đó bán ra hoặc bán và mua lại lúc giá hạ khi mô hình không còn dao động nhiều và sắp có sự đảo chiều.- Mô hình Năm-Sóng (Five-wave)Ở dạng cơ bản nhất của nó, Lý thuyết Sóng Elliott nêu rằng tất cả hoạt động của thị trường đều theo một nhịp lặp đi lặp lại của năm sóng theo hướng của xu hướng chính và theo sau đó là ba sóng lui (corrective wave) (một dạng vận động "5-3").Các sóng tới được xác định là 1-2-3-4-5 và các sóng lui là a-b-c. Trong chu kỳ sóng tới, các sóng 1, 3, và 5 là "sóng tới" và di chuyển theo hướng của xu hướng, trong khi các sóng 2 và 4 được gọi là "sóng lui". Sau đợt năm-sóng tới đã hoàn tất, một đợt ba-sóng lui bắt đầu được xác định là a-b-c. Trong chu kỳ sóng lui, các sóng 'a' và 'c' di chuyển theo hướng lui, trong khi sóng 'b' đi theo hướng ngược lại.Lưu ý: Trong biểu đồ nêu ở đây cho thấy khuynh hướng tăng và do đó các sóng tới đang di chuyển lên phía trên. Ở xu hướng giảm các sóng đi xuống được đề cập ở dạng 1-2-3-4-5, khi đó các sóng đi lên được gọi là a-b-c.
- Bước sóngKhi một đợt lui ba-sóng hoàn tất, một đợt năm-sóng tới bắt đầu và cứ thế tiếp diễn, cho đến khi có sự đảo chiều xảy ra. Khi đó có thể thấy mỗi đợt năm-sóng tới có thể được xem như một sóng tới đơn lẻ. Tương tự như vậy, khi nhìn ở góc độ lớn hơn, và ngược lại, mỗi sóng có thể được chia thành các sóng nhỏ hơn.Lý thuyết Sóng Elliott phân loại các sóng theo độ dài chu kỳ, dao động từ một Siêu chu kỳ Lớn, kéo dài hàng thập kỷ; đến một mức độ cực nhỏ, chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, chu kỳ tám-sóng vẫn là hằng số.Lưu ý: Hai sóng lớn nhất, ở đây là 1 và 2, có thể được chia nhỏ thành tám sóng nhỏ hơn và đến lượt các sóng này lại được chia nhỏ thành 34 sóng nhỏ hơn nữa. Hai sóng lớn nhất, 1 và 2, chỉ là hai sóng đầu tiên trong đợt năm-sóng tới lớn hơn. Sóng 3 của mức cao hơn kế tiếp sắp bắt đầu. 34 sóng tạo thành chu kỳ có thể được chia nhỏ hơn nữa ở mức nhỏ nhất kế tiếp thành 144 sóng.
Phân tích Fibonacci
Các số Fibonacci cung cấp nền tảng toán học cho Lý thuyết Sóng Elliott. Trong khi các tỉ lệ Fibonacci đã được điều chỉnh cho nhiều chỉ số kỹ thuật khác nhau, chức năng lớn nhất của chúng trong phân tích kỹ thuật vẫn là đo các sóng lui.- Đặc tính của các dãy số FibonacciTrình tự số Fibonacci được thiết lập chỉ đơn giản bằng cách bắt đầu ở 1 và cộng số trước đó để có số mới:0+1=1, 1+1=2, 2+1=3, 3+2=5, 5+3=8, 8+5=13, 13+8=21, 21+13=34, 34+21=55, 55+34=89,…Dãy số này có rất nhiều đặc tính thú vị:+ Tỉ lệ của bất kì số nào so với số kế tiếp trong dãy cũng đều bằng 0.618 hoặc 61.8% (tỉ lệ vàng) sau 4 số đầu tiên. Ví dụ: 34/55 = 0.618+ Tỉ lệ của bất kì số nào so với số xuất hiện sau nó hai vị trí đều bằng 0.382 hoặc 38.2%. Ví dụ: 34/89 = 0.382+ Tỉ lệ của bất kì số nào so với số xuất hiện sau nó ba vị trí đều bằng 0.236 hoặc 23.6%. Ví dụ: 21/89 = 0.236Các mối quan hệ này giữa mỗi số trong dãy là nền tảng của nhiều tỉ lệ phổ biến được sử dụng để xác định sự thoái lui của giá và sự mở rộng của giá trong một xu hướng.
- Sự thoái lui về giá FibonacciMột sự thoái lui là sự vận động của giá "quay ngược lại" một phần của đợt vận động trước đó. Thông thường một cổ phiếu sẽ thoái lui theo một trong 3 cấp Fibonacci phổ biến như sau - 38.2%, 50%, và 61.8%. Sự thoái lui về giá Fibonacci được xác định từ một đợt tăng từ thấp-lên-cao trước đó để chỉ ra các cấp hỗ trợ khả thi khi thị trường đi giật lùi từ một mức giá cao.Sự thoái lui cũng đi từ một đợt giảm từ cao-xuống-thấp trước đó theo cùng tỉ lệ, và tìm các cấp hỗ trợ khả thi khi thị trường tăng lại từ một mức giá thấp.
- Sự mở rộng về giá FibonacciSự mở rộng về giá Fibonacci được các nhà kinh doanh sử dụng để xác định các vùng mà họ mong muốn chốt lời ở giai đoạn kế tiếp của một xu hướng giá tăng hoặc giá giảm. Các mức mở rộng theo phần trăm được biểu diễn bằng các đường nằm ngang phía trên/phía dưới của đợt dịch chuyển trong xu hướng trước đó. Các mức mở rộng phổ biến nhất là 61.8%, 100.0%, 138.2% và 161.8%.
- Lời khuyênTrong thực tế không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra mô hình sóng Elliot đúng, hoặc giá cũng không luôn hoạt động chính xác theo mô hình này. Do đó, lời khuyên cho các nhà kinh doanh là đừng chỉ dựa vào các tỉ lệ Fibonacci, nhưng nên sử dụng chúng kết hợp với các công cụ kỹ thuật khác.(SOURCE: MARKETS)